Người chữa vô sinh giỏi nhất xứ Mường Lát

(PL&XH)- Mế Mụi được mệnh danh là “mẹ của hàng trăm đứa con” vì đã cứu chữa được hàng nghìn ca vô sinh khi tìm đến bà như vị cứu cánh của những cặp vợ chồng vô sinh.

Tặng Thị Mụi người có bài thuốc “thần dược” chữa vô sinh của mế đã được lan truyền khắp chốn. Theo người dân ở đây cho biết "Mế Mụi bận lắm, không hẹn trước mà muốn gặp được mế phải đến nhà từ lúc tờ mờ sáng".

Năm nay, mế đã bước sang gần 90 tuổi nhưng sức khoẻ thì ít ai bì kịp. Đôi chân chắc nịch của mế hàng ngày vẫn thoăn thoắt vào tận rừng sâu hái thuốc. Mế chỉ trở về nhà khi chiếc gùi thảo dược sau lưng đã đầy ú hụ. Mế kể, có những lần mải mê tìm cây thuốc quý, bị kẹt trên núi cao khi tối đã nhọ mặt người. 

Mế phải lần tìm đường ra rồi ngủ lại trong nhà người quen ở bản Pù Quăn. Sáng hôm sau, mế phải dậy thật sớm để về nhà nhưng khi đó, con trai mế đã bổ đi tìm, con gái, con dâu hai mắt đã đỏ hoẻ, sưng húp vì lo sợ điều chẳng lành. Mế tâm sự: "Xuống Hạ Sơn chỉ thích nhất là được chữa bệnh cho nhiều người nhưng đường đi lấy thuốc xa quá. Chỉ sợ ít năm nữa, đôi chân mế sẽ mỏi".  

Đối với người vào cái tuổi “xưa nay hiếm” Mế vẫn lên rừng kiếm cây thuốc để trị bệnh cứu người. Cũng vì cái tâm với nghề, về những người vợ người chồng khó khăn vì không có con mà chạy ngược xuôi tìm thầy tìm thuốc.

Có nhiều người vì không có tiền mà Mế Mụi còn cho họ ăn ở và còn cho tiền họ khi về quê. Đối với anh H. (Hà Trung – Thanh Hóa) Mế Mụi như là vị bồ tát đối với cả gia đình.

http://media.phapluatxahoi.vn/uploads/medias/2015/11/18/550x500/18.11.2015_bb_1447815306.jpg

 

Trò chuyện với phóng viên anh Nguyễn Văn Hiển (Nam Định) chia sẻ: “ Nghe tiếng Mế Mị chữa bệnh vô sinh vợ chồng chúng tôi đã khăn gói vào tận Thanh Hóa để chữa bệnh. Mế Mị có cho thuốc cả hai vợ chồng. Thật bất ngờ chỉ sau một thời gian uống thuốc, chúng tôi liên tục đón nhận niềm vui làm cha, làm mẹ. Cho đến tận bây giờ, gia đình tôi vẫn chịu ơn của bà Mị!”.

Điều quan trọng của bài “thuốc quý” là do có “cây thuốc quý” mà lúc còn ở trên đỉnh Pù Quăn. Điều đó làm nên sự đặc biệt trong phương pháp chữa bệnh của mế cũng như những bệnh nhân của Mế Mị lúc nào tỉ lệ thành công cũng cao hơn .

“Cây thuốc quý”

Mế Mụi quan niệm về căn nguyên gây nên hiếm muộn khá đơn giản: Một là do chồng, hai là vì vợ và ba là tại cả hai. Nên để trị đủ cả ba nguyên nhân đó, mế thường bốc thuốc cho cả hai người. Theo mế, loại thuốc này hoàn toàn từ tự nhiên nên  uống vào sẽ không có tác dụng phụ, bởi thế, người có bệnh uống vào sẽ hết bệnh, người không có bệnh dùng thuốc sẽ khoẻ ra.

Chia sẻ với phóng viên: “ Cây thuốc chữa hiếm con là khó tìm nhất. Nhiều loại chỉ có trên đỉnh cao nhất của núi Pù Quăn. Để kiếm được một thang thuốc hiếm muộn, ngoài những thứ thân cây, rễ cây mế trồng được thì những loại thảo dược quý quan trọng trong thang thuốc mế vẫn phải một mình lặn lội vào tận chốn rừng thiêng nước độc để tìm kiếm”

Gần 40 năm vào rừng kiếm thuốc, mế đã quen từng hốc cây, khe suối. Nơi cư trú của các loại cây thuốc, mế thuộc như lòng bàn tay, khi cần chỉ khoác gùi vào lấy. Nhưng theo lời mế, cũng có một vài loại cây "làm đỏm" (đỏng đảnh) khiến mế không thể nắm bắt được nơi sinh sống của chúng, nên có tìm được cũng phần nhiều là nhờ may mắn. Đối với người già người đã vào cái tuổi “xưa nay hiếm” Mế vẫn lên rừng vấn kiếm cây thuốc để trị bệnh.

 Mế Mị cùng người thân trong gia đình.

“Một trong những loại cây thuốc quý nhưng khó tìm nhất là củ nâu sần (tên mế tự đặt cho loại củ thuốc có thân dài hơn củ nâu, vỏ sần sùi, chi chít những sơ dài cứng), vị thuốc không thể thiếu trong thang thuốc chữa hiếm muộn và chứng "bất lực" ở nam. Có lần, mế phải nhờ con trai đưa sang Lào để tìm kiếm loại cây thuốc quý này.” Mế Mụi cho biết thêm.

Mế Tặng Thị Mụi chuyên chữa các bệnh về vô sinh khiến tên tuổi của mế nổi danh khắp Nam – Bắc. Mế còn chữa được các bệnh như dạ dày, đại tràng, sỏi thận, đau dây thần kinh.

Qua cuôc trò chuyện với mế chúng tôi càng thấm thía hơn nỗi vất vả của một vị lương y gần 90 tuổi, hàng ngày vẫn lên rừng hái thuốc cứu người. Cũng vì cái tâm với nghề, vì những người vợ người chồng hi ếm mà chạy ngược xuôi tìm thầy tìm thuốc.

Nguồn : Báo Pháp luật đời sống.

2017-08-28