Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt - nguyên nhân gây vô sinh, khó có con

Rối loạn nội tiết tố ở người phụ nữ có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên lý do chủ yếu vẫn là sự mất cân bằng giữa 2 hormone chính là progesterone và estrogen. Một số yếu tố dẫn đến sự mất cân bằng này bao gồm: Căng thẳng, stress, dùng quá nhiều thuốc tránh thai, chế độ dinh dưỡng kém, sống trong môi trường ô nhiễm...

Rối loạn nội tiết là một trong những yếu tố dẫn đến rối loạn kinh nguyệt  Rối loạn kinh nguyệt không những khiến chị em cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày mà còn là một trong những nguyên nhân dẫn tới khó có thai, thậm chí vô sinh.

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt có thể bao gồm:

+ Chu kỳ kinh quá dài hoặc quá ngắn: chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 25 ngày hoặc dài trên 35 ngày

+ Thời gian hành kinh quá ngắng (dưới 3 ngày) hoặc quá dài (trên 7 ngày)

+ Lượng kinh nguyệt ra cho mỗi lần quá nhiều hoặc quá ít

+ Có các triệu chứng khác như đau bụng mỗi khi có kinh, đau lưng, mệt mỏi…

Những nguyên nhân tâm sinh lý như thường gặp ở độ tuổi dậy thì, tiền mãn kinh; do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý;.. Chị em có thể điều chỉnh lại những thói quen sinh hoạt của mình để chu kỳ kinh nguyệt ổn định và đều đặn trở lại.

Tuy nhiên, rối loạn cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý. Chị em mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang. Các bệnh lý này khiến hoạt động của các cơ quan sinh sản bị rối loạn, viêm nhiễm làm cản trở quá trình tinh trùng gặp trứng và thụ tinh, ảnh hưởng đến khả năng mang thai.

Người phụ nữ bình thường có làn da hồng hào, khỏe mạnh nhưng khi bị rối loạn sẽ khiến khí huyết lưu thông kém, có những biểu hiện toàn thân như xuất hiện vết tàn nhang, vết nám trên da. Bên cạnh đó, một số chị em thay đổi về tính tình như dễ nóng nảy, bực bội hoặc có những thay đổi bên ngoài như thừa cân, béo phì, mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Hầu hết các trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt là ảnh hưởng của hormone và nội tiết tố:

– Mất cân bằng về hormone: Hormone ảnh hưởng rất lớn đến kinh kỳ, bởi hormone giúp thúc đẩy quá trình phóng noãn. Nếu hormone bị mất cân bằng, trứng không rụng sẽ không có hiện tượng kinh nguyệt (vô kinh) hoặc chậm kinh hơn so với thông thường.

– Do vấn đề sức khỏe: Sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp đến nội tiết tố mà nội tiết tố lại ảnh hưởng tới quá trình kinh nguyệt. Nếu bị suy dinh dưỡng hoặc bị mắc một số căn bệnh phụ khoa nào đó, chắc chắn sẽ khiến cho kinh nguyệt bị rối loạn.

– Do những tác động khách quan từ bên ngoài: Một số yếu tố ảnh hưởng như việc uống thuốc, thường xuyên sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…)

– Trạng thái tâm lý, tinh thần bất ổn: Thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, stress, suy nhược cơ thể… kéo dài sẽ ảnh hưởng tới quá trình phóng noãn, rụng trứng và cả nội tiết tố… Từ đó, khiến cho kinh nguyệt bị ảnh hưởng và rối loạn.

– Tuyến giáp hoạt động kém: Bệnh về tuyến giáp có thể làm tăng hay giảm bài tiết prolatic – hormone sản sinh ra tuyến yên. Từ đó, làm ảnh hưởng đến hormone và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt đến sức khỏe

Rối loạn kinh nguyệt kéo dài và không được điều trị không những ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày mà ảnh hưởng tới quá trình sinh sản, cụ thể:

– Gây thiếu máu: Hiện tượng cường kinh, kinh nguyệt ra nhiều hoặc chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt… sẽ khiến lượng máu mất nhiều, gây thiếu máu nghiêm trọng. Từ đó, gây ra nhiều hiện tượng khác như đau đầu, chóng mặt, thở gấp, cơ thể mệt mỏi…

– Nguy hại đến sức khỏe: viêm buồng trứng, viêm nội mạc tử cung, tăng sản nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung… đều gây ra rối loạn kinh nguyệt. Các căn bệnh này, nếu không chữa trị kịp có thể dẫn đến các bệnh ác tính, gây nguy hại đến tính mạng.

– Nguy cơ dẫn đến vô sinh – hiếm muộn: Rối loạn kinh nguyệt sẽ gây khó khăn cho việc thụ tinh, thậm chí là không thụ tinh được. Đặc biệt, nó lại là dấu hiệu của bệnh phụ khoa nào đó. Vì vậy, nó có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh nữ là rất cao.

Nguồn :phụ khoa